Trên hành trình khám phá Sa Pa, du khách sẽ được hòa mình vào cuộc sống hồn nhiên của trẻ em bản địa với những trò chơi đơn sơ nhưng đầy hấp dẫn.
Cứ mỗi mùa lúa chín, khoảng từ cuối tháng 8 đến cuối tháng 10, Sa Pa trở nên vô cùng lôi cuốn. Du khách đến Sa Pa vào những ngày cuối tháng 8, chạy xe dọc theo con đường về Tả Van, Lao Chải sẽ thấy tràn ngập một màu vàng sậm của lúa chín điểm xuyết màu xanh của lúa sắp chín. Tất cả bao trùm trong màu xanh của mây trời. Khung cảnh nơi đây tạo cảm giác cho du khách như được dạo trong một bữa đại tiệc của ánh sáng và sắc màu.
Xe có thể đạt tốc độ tối đa khoảng 30km/h.
Giữa bốn bề chỉ núi cây rừng ruộng bậc thang trải dài, chân trời rộng đến ngút tầm mắt ấy, bạn tình cờ bắt gặp ánh mắt trong veo như mắt mèo và tiếng cười hồn nhiên của lũ trẻ dân tộc bên đường.
Dừng lại chơi với các em, bạn sẽ phát hiện thấy một trong những niềm vui của các em là từ chiếc xe cút kít tự chế. Những đứa trẻ người Mông ở đây đã tự làm cho mình chiếc xe đua giống như ván trượt từ những phiến gỗ thừa, ba chiếc vòng bi xe hỏng xin từ các hàng sửa được sử dụng một cách khéo léo làm bánh xe. Tất cả được điều khiển bằng một tay lái hình chữ T bằng gỗ đẽo tròn.
“Xế” độ tự chế.
Chiếc xe cút kít bằng gỗ này để các em chơi trò đua xe đổ dốc tại những con dốc của bản làng. Không cần nhiên liệu, không phanh, không còi, chỉ cần ngồi trên đỉnh dốc và thả xuống, các xe có thể đạt tốc độ tối đa khoảng 30km/h. Nhiều du khách còn hài hước so sánh chiếc xe cút kít thô sơn với những chiếc “xế” độ hay trò chơi X-Game mạo hiểm trên thế giới.
Không có các chò trơi hiện đại như trẻ em thánh phố, lũ trẻ miền núi chỉ có gỗ, đá và những con dốc. Chính trong sự nghèo khó ấy cùng với óc sáng tạo tuyệt vời, những đứa trẻ này đã tự tạo cho mình món đồ chơi bằng các vật dụng, nguyên liệu sẵn có của núi rừng. Không chỉ chơi, trong lúc vui đùa cùng bạn, các em vẫn giúp gia đình kiếm củi, chăn trâu, trông em…
Bi bi bí bô em tập lái ô tô.
Em Sùng A Chung ,13 tuổi, người bản Hòa Sử Pán 1, xã Xử Pán cho biết, chiếc xe do chính tự tay em làm. Em dùng dao đẽo gỗ và nhờ có chiếc vòng bi cũ xin được lắp vào trục gỗ nên xe chạy rất bon. Đường vào bản các em giờ được dự án quốc tế hỗ trợ lát bê tông nên xe đổ dốc rất thích.
Không có đủ dép, mỗi em chia nhau dùng một chiếc dép nhựa khi cần phanh thì đạp dép xuống đường để dừng. Nhìn đám trẻ hồn nhiên bên những chiếc xe tự chế, du khách như được trở về thời thơ ấu của chính mình hồi đó cũng chỉ có chơi khăng với quay gỗ…
Xem video trẻ em ở Sa Pa trượt dốc bằng xe cút kít
Xem thêm ảnh về xe cút kít tự chế ở Sa Pa
Đổ dốc ở khúc cua.
Không có đủ dép mỗi em chia nhau dùng một chiếc dép nhựa khi cần phanh thì đạp dép xuống đường làm phanh.
Chơi nhưng vẫn chăn Trâu được.
Vác xe lên đỉnh dốc để bắt đầu một cuộc đua mới.
Nhờ có chiếc vòng bi cũ xin được lắp vào trục gỗ nên xe chạy rất bon.
Hai “nhà sáng chế” Sùng A Chung và Chàng A Ký 13 tuổi người dân tộc Mông ở bản Hòa Sử Pán 1, xã Xử Pán, huyện Sa Pa, Lào Cai.